Cảm giác nhột ở hậu môn: 6 nguyên nhân, 3 cách chữa an toàn
Bài viết có ích: 899 lượt bình chọn
Cảm giác nhột ở hậu môn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Hiện tượng này cần điều trị dứt điểm nếu cảm giác nhột dữ dội, kéo dài trên một tuần. Kèm theo triệu chứng đại tiện ra máu có thể do nhiễm giun kim, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,... Nhột hậu môn có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, gây phiền toái, bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
6 nguyên nhân gây cảm giác buồn buồn ở hậu môn
Thực tế, cảm giác nhột ở hậu môn không phải ai cũng hiểu rõ. Trong y học hiện đại, tác nhân gây ra hiện tượng nhột hậu môn được phân chia thành 2 dạng: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
1. Ngứa hậu môn do nguyên nhân sinh lý
Trường hợp nhột hậu môn do nguyên nhân sinh lý chủ yếu xuất phát từ da vùng hậu môn bị kích ứng khi quá khô hoặc quá ướt. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhột có thể do thức ăn, nước uống, hóa chất (có trong dung dịch vệ sinh, nước xả quần áo,...), giấy vệ sinh,...
Ngứa hậu môn
Nhột hậu môn do nguyên nhân sinh lý thường không kéo dài, không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, cuộc sống, sức khỏe bệnh nhân. Chỉ cần điều chỉnh các tác nhân một cách hợp lý thì tình trạng nhột hậu môn sẽ thuyên giảm hoặc khỏi dứt điểm.
2. Cảm giác nhột hậu môn do nguyên nhân bệnh lý
Cảm giác nhột ở hậu môn do nguyên nhân bệnh lý thường kéo dài. Đi kèm với triệu chứng đau rát hậu môn, chảy máu, ngứa đến nỗi không thể chịu đựng được,... Người bị nhột hậu môn có thể xuất phát từ các bệnh lý sau:
- Bệnh trĩ
Nhột hậu môn là một triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Đặc trưng của trĩ là hiện tượng các búi mạch trĩ phồng và thò ra ngoài hậu môn. Hậu môn luôn ở trong tình trạng chảy dịch, ẩm ướt, kích ứng vùng da xung quanh hậu môn, dẫn đến ngứa hậu môn, đại tiện ra máu,...
- Rò hậu môn
Nguyên nhân: Ống hậu môn bị nhiễm trùng mạn tính, viêm và tụ mủ vùng da xung quanh hậu môn, dẫn đến rò hậu môn.
Bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa hậu môn vì lượng dịch mủ chảy ra từ lỗ rò và đường rò hậu môn khiến hậu môn luôn ẩm ướt. Tạo điều kiện thuận lợi cho ống hậu môn tồn tại sẵn vi khuẩn có hại phát triển thêm, gây ngứa và khó chịu hậu môn.
- Rối loạn da
Hậu môn nhột hình thành có thể do vùng da xung quanh hậu môn gặp phải các vấn đề như: bệnh vảy nến, tăng tiết bã nhờn và eczema,...
- Tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể trên 3 lần, phân loãng như nước kèm dịch, máu mủ và thức ăn chưa tiêu hóa,...
Cảm giác hậu môn bị nhột có thể do tiêu chảy quá nhiều, sức khỏe suy kiệt, cơ thể mệt mỏi,... Khiến chức năng cơ vòng hậu môn rối loạn, không kìm được để thoát ra lượng nhỏ phân, dẫn đến nhột hậu môn.
>>Xem thêm: Mọc mụn thịt ở gần hậu môn có phải ung thư? Cách điều trị
- Bị ngứa hậu môn vào ban đêm do giun kim
Nhột và ngứa hậu môn do giun kim thường gặp chủ yếu ở trẻ em. Vào ban đêm, giun kim trong lỗ hậu môn chui ra ngoài da hậu môn để đẻ trứng, dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu khu vực hậu môn.
Ngứa hậu môn do giun
- Các nguyên nhân ngứa hậu môn khác
Nứt kẽ hậu môn, nhiễm nấm men, nhiễm trùng hậu môn, khối u hoặc ung thư hậu môn,... có thể là nguyên nhân nhột hậu môn.
Ngoài ra, nhột hậu môn có thể do bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường, viêm gan, thậm chí là béo phì,... Các bệnh này không phải là nguyên nhân chính gây nhột hậu môn. Tuy nhiên, chúng có thể khiến các bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng khởi phát, gây nhột hậu môn về sau.
Nhột ở hậu môn và cách điều trị đơn giản hiệu quả
Cảm giác nhột ở hậu môn nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, cách điều trị đơn giản là thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Nhột hậu môn do bệnh lý, cần xác định rõ nguyên nhân mới có thể đưa ra giải pháp điều trị tích cực và hiệu quả.
>>Xem thêm: Nổi cục thịt ở hậu môn: 8 bệnh lý nguy hiểm chớ coi thường!
1. Thay đổi thói quen cách chữa nhột hậu môn đơn giản nhất
Nhột hậu môn có thể tự chữa khỏi đơn giản bằng cách vệ sinh hậu môn sạch sẽ, có chế độ ăn uống phù hợp và tuyệt đối không nên gãi khi bị ngứa,... Cụ thể:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế đồ ăn cay, hải sản như sò, tôm, hến và chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,... có thể kích thích hệ tiêu hóa, dẫn đến nhột hậu môn.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn: Vệ sinh sạch hậu môn hàng ngày, nhất là sau mỗi lần đại tiện để tránh phân và nước tiểu dính vào vùng da hậu môn, gây ngứa. Dùng khăn lau khô hậu môn sau khi rửa hậu môn để giữ vùng da hậu môn luôn khô sạch.
- Chú ý quần lót: Lựa chọn đồ lót có độ rộng vừa phải, tránh mặc quần lót quá chật vì có thể khiến hậu môn bí và ẩm, gia tăng phản ứng ngứa. Chất liệu làm đồ lót nên làm từ sản phẩm tự nhiên, thân thiện với da như cotton hoặc lụa.
- Không gãi: Hậu môn bị nhột nên hạn chế gãi, vì gãi có thể làm tổn thương vùng da hậu môn, gây loét, rát, viêm nhiễm hậu môn. Thay vì gãi, chỉ nên xoa nhẹ bằng lòng bàn tay.
- Dùng thuốc: Tư vấn ý kiến từ bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc chống ngứa hậu môn.
Lưu ý: Nếu tình trạng nhột hậu môn dữ dội, kéo dài hơn 1 tuần có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý ở hậu môn khá nguy hiểm. Trường hợp này, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân, từ đó có hướng chữa trị thích hợp.
2. Hậu môn như có con gì bò điều trị bằng thuốc
Hậu môn nhột có thể điều trị bằng thuốc. Nhột hậu môn bôi thuốc gì sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn sau khi có kết quả thăm khám.
- Thuốc chữa nhột hậu môn tùy thuộc vào nguyên nhân
- Thuốc chữa nhột hậu môn có thể là thuốc bôi hoặc thuốc uống. Chẳng hạn nếu bạn bị nhột hậu môn do giun kim, cần sử dụng thuốc tẩy giun chứ thuốc bôi không có hiệu quả.
- Bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng thuốc. Vì nếu không sử dụng đúng, việc điều trị sẽ không đạt kết quả, thậm chí còn gặp phải tác dụng phụ đáng tiếc.
3. Điều trị nhột hậu môn bằng can thiệp ngoại khoa
Nếu nhột hậu môn do bệnh lý như bệnh trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,... giai đoạn nặng thì bác sĩ có thể dùng đến biện pháp can thiệp ngoại khoa.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng phương pháp ngoại khoa là: Đông – Tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Phương pháp HCPT
Phương pháp này có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống:
- Hạn chế đau đớn
- Giảm thiểu chảy máu
- Không tái phát lại, không biến chứng
- Không ảnh hưởng tới các tế bào lành tính lân cận
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của tây y, thanh lọc cơ thể, thải độc gan,...
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng có đội ngũ bác sĩ điều trị chứng nhột hậu môn với nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn, có trình độ, có tâm với nghề,... Cụ thể:
- Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam. Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa (bệnh viện Việt Đức). Chuyên gia đầu ngành về hậu môn trực tràng, chuyên khám, điều trị bệnh trĩ, áp-xe, rò hậu môn,...
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Là bác sĩ nội trú tại Cộng hòa Pháp, từng tham gia khóa đào tạo phẫu thuật ngoại khoa tại Hàn Quốc 1997.
- Bác sĩ Lê Văn Minh: Từng công tác tại các đơn vị bệnh viện trong quân đội hơn 33 năm. Trực tiếp tư vấn, thăm khám, điều trị bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng, đặc biệt trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp,...
Lời khuyên của bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng:
- Khi nhột hậu môn sau khi sử dụng giấy vệ sinh, xà bông, băng vệ sinh,... ngừng sử dụng các sản phẩm này và thay loại khác.
- Tránh vệ sinh hậu môn quá kỹ, có thể làm mất lớp da bảo vệ tự nhiên của hậu môn.
- Tuyệt đối không gãi khi ngứa hậu môn, vì càng gãi sẽ càng ngứa. Đây là một vòng luẩn quẩn, chỉ khiến hậu môn tổn thương thêm.
- Giữ hậu môn khô ráo, mặc quần thoáng, thoải mái, vải khô không bị ẩm
- Hạn chế thực phẩm gây kích ứng hậu môn như tiêu, tỏi, ớt, chất kích thích, nước có gas,...
- Ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm pha chút muối loãng
Về bản chất, cảm giác nhột ở hậu môn không gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, sẽ lây lan sang khu vực khác của cơ quan sinh sản như bìu, âm hộ, âm đạo,... Tốt nhất, khi bị nhột hậu môn, nên đi thăm khám tại địa chỉ y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt. Mọi thông tin cần giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?