Hiện tượng mót rặn không đi được: Nguyên nhân, cách xử lý
Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn
Hiện tượng mót rặn đại tiện nhưng không đi được có nguy hiểm không? Có cảm giác muốn đại tiện nhưng không đi được khiến người bệnh khó chịu. Thắc mắc không biết nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng này? Làm cách nào để xử lý và khắc phục hiệu quả? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
6 nguyên nhân dẫn tới cảm giác mót rặn nhưng không đi được
Thông thường, đau bụng buồn đi đại tiện là hoạt động sinh lý của con người. Giúp cơ thể đào thải chất cặn bã ra ngoài. Tuy nhiên, khó đi đại tiện hay có hiện tượng mót rặn nhưng không thể đi được là triệu chứng bất thường, đáng được quan tâm. Dưới đây là 7 nguyên nhân chính.
1. Mót rặn hậu môn nhưng không đi được – Táo bón
Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cảm giác mót rặn đại tiện nhưng không đi được.
Táo bón
Nguyên nhân: Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn ít chất xơ, ăn quá nhiều đạm, ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, ít vận động,...
Phân ứ đọng trong đại tràng bị hút nước, trở nên khô cứng, khó khăn khi đại tiện. Người bệnh tuy buồn đại tiện nhưng lại khó rặn, thậm chí không thể rặn phân ra ngoài.
2. Lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện – Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến. Các triệu chứng điển hình: chảy máu sau khi đại tiện, đau rát hậu môn, cảm giác đại tiện xong vẫn muốn đại tiện nữa dù không đi được,...
>>Xem thêm: Đau nhức hậu môn khi ngồi cảnh báo bệnh nguy hiểm!
Trĩ càng nặng thì lượng máu chảy ra khi đại tiện càng nhiều. Khi đó, người bệnh khó khăn lúc đại tiện, gây đau đớn, khó chịu hậu môn,...
3. Sưng đau hậu môn cảnh báo polyp hậu môn
Triệu chứng của polyp hậu môn ngoài buồn đại tiện không đi được, còn có triệu chứng:
- Đại tiện đau buốt bên trong hậu môn
- Phân kèm chất nhầy, máu
- Mệt mỏi, khó chịu khi chảy máu, gây thiếu máu mạn tính
4. Mót rặn không đi được cảnh báo ung thư đại tràng
Ung thư là bệnh nguy hiểm, thường kèm theo các triệu chứng: buồn đi đại tiện nhưng không đi được, đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi, phân lỏng dẹt, sụt cân bất thường,...
Giai đoạn đầu ung thư thường khó phát hiện vì các triệu chứng khá mơ hồ, dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa. Giai đoạn muộn, các triệu chứng rõ ràng hơn, có thể đại tiện phân lẫn máu, đại tiện nhiều lần, lúc táo lúc lỏng, cơ thể xanh xao,...
Mót rặn không đi được cảnh báo ung thư đại tràng
5. Mỏi đại tiện không đi được do nhu động ruột kém
Thường gặp ở đối tượng: Có thói quen lười vận động như đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, khiến hoạt động của nhu động ruột bị giảm, phân ứ đọng lâu bị hút nước dẫn đến đại tiện khó khăn,...
6. Rối loạn chức năng ruột do tác dụng phụ của một số thuốc
Trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng một số loại thuốc như trầm cảm, bệnh về thần kinh,... thuốc có thành phần như sắt, canxi,... là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đại tiện khó khăn, mỏi rặn đại tiện nhưng không đi được.
4 cách xử lý mót rặn đại tiện nhưng không đi được
Hiện tượng mót rặn đại tiện nhưng không đi được khá phổ biến. Cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khiến người bệnh hoang mang, lo lắng. Vậy cách xử lý nào phù hợp và hiệu quả nhất trong trường hợp này.
1. Loại trừ nguyên nhân, giảm triệu chứng
Trước hết, điều trị các bệnh liên quan đến tình trạng này như táo bón, trĩ, đại tràng,... để chấm dứt sự phát triển của bệnh.
Trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, giúp tiêu hóa các thức ăn và đại tiện dễ dàng hơn.
Nếu tình trạng bệnh trầm trọng, bệnh nhân cần đến ngay địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị bằng phương pháp phù hợp. Từ đó giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu.
Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể sử dụng một số thủ thuật đại tiện giúp nhanh chóng đưa phân ra ngoài. Các biện pháp này sẽ làm thông thoáng đường ruột. Tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, giúp việc đại tiện nhanh chóng, dễ dàng hơn.
2. Xây dựng chế độ ăn khoa học và lành mạnh
Nên ăn những thực phẩm:
- Thức ăn có chứa chất xơ, dễ tiêu hóa như rau củ, trái cây tươi,... bổ sung thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, chuối, sữa, bơ,...
- Tăng cường các loại thức ăn chứa vitamin nhóm B như ngũ cốc, đu đủ để kích thích nhu động ruột
Thực phẩm kiêng ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, món chiên xào, thực phẩm cay nóng, đồ uống ảnh hưởng đến nhu động ruột như rượu chè, cà phê, thuốc lá,...
Uống nước đầy đủ:
Uống nước đầy đủ
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Mỗi ngày nên uống 1 lít nước ấm vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy và khi đói bụng.
- Uống nước có tác dụng mềm phân, giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi phân di chuyển theo chiều nhu động và trọng lực
- Nên uống nước chanh pha với nước ấm mỗi ngày 2 – 3 lần
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày:
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa, giảm gánh nặng tiêu hóa cho cơ quan, đặc biệt là đại tràng.
3. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Ngoài việc chú ý đến vấn đề ăn uống, người bệnh nên thực hiện một chế độ vận động, tập luyện thể dục thể thao khoa học, hợp lý. Nhằm hỗ trợ loại bỏ cảm giác mót rặn nhưng không đi được.
- Tập luyện đều đặn hàng ngày những bài tập đơn giản như chạy bộ, đi bộ, yoga,...
- Chú ý ngủ đủ giấc, tập thói quen khoa học đi ngủ sớm và dậy sớm
- Hình thành thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng, không nên nhịn đi đại tiện, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh,...
- Trước khi đại tiện, có thể tập bài tập vận động sau: Nhún nhảy, đứng lên ngồi xuống hoặc hít thở sâu và ép bụng vào trước khi đại tiện. Bài tập này giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxy, kích thích nhu động đại tràng.
4. Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và đúng tư thế
- Không nhịn đại tiện quá lâu, tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào buổi sáng.
- Khi ngồi lên bồn cầu để đại tiện, tư thế đại tiện hợp lý là kê thêm một chiếc ghế nhỏ đặt dưới hai bàn chân, sao cho bụng và đùi tạo thành một góc 35 độ. Tư thế này giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn, hạn chế táo bón,...
- Không nên đọc báo, lướt web, xem phim, chơi game khi đại tiện: Việc này tạo thành phản xạ đại tiện khó khăn trong những lần kế tiếp.
Mót rặn không đi ngoài được điều trị cách nào triệt để?
Hiện tượng mót rặn không đi ngoài được điều trị cách nào triệt để là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Trước hết, bệnh nhân cần nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Từ đó, tùy thuộc nguyên nhân, bác sĩ đưa ra phương án chữa thích hợp.
Phương pháp HCPT
- Nếu nguyên nhân xuất phát do bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng như: trĩ, polyp, áp-xe,... bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
- Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục được nhược điểm của phương pháp truyền thống: Hạn chế đau đớn, giảm thiểu chảy máu, không để lại sẹo xấu sau tiểu phẫu, không tái phát, không biến chứng, thuốc đông y giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của tây y,...
Hiện tượng mót rặn nhưng không đi ngoài được không phải là triệu chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng, vì thế bệnh nhân đừng căng thẳng quá. Tuy nhiên, không nên chủ quan, coi thường bệnh. Khi xuất hiện triệu chứng, nên chủ động đi thăm khám tại địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để xác định nguyên nhân. Tất cả thông tin cần biết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?