Ngứa rát bên ngoài hậu môn: Căn bệnh khó nói và cách khắc phục
Bài viết có ích: 879 lượt bình chọn
Ngứa rát bên ngoài hậu môn là hiện tượng phổ biến. Khiến người bệnh mệt mỏi và bối rối vì khó kiềm chế được cảm giác muốn gãi vùng nhạy cảm. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân ngứa bên ngoài hậu môn. Nắm rõ từng nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp.
Những nguyên nhân gây ngứa rát bên ngoài hậu môn
Ngứa rát bên ngoài hậu môn do nhiều nguyên nhân hình thành. Hầu hết trường hợp ngứa bên ngoài hậu môn đều vô hại. Tuy nhiên, có những trường hợp ngứa rát ngoài hậu môn là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm.
Ngứa rát bên ngoài hậu môn
1. Rát đỏ xung quanh hậu môn do nguyên nhân sinh lý
Rát đỏ xung quanh hậu môn nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm. Đối với nguyên nhân sinh lý, việc khắc phục dễ dàng hơn, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh,... Dưới đây là một số tác nhân điển hình:
- Viêm da tiếp xúc: Xảy ra khi xung quanh hậu môn tiếp xúc với chất gây dị ứng cho da như nước xả vải, sữa tắm, xà phòng,...
- Phát ban do nhiệt: Thời tiết quá nóng khiến làn da của bạn xuất hiện tình trạng phát ban, gây ra triệu chứng đỏ và ngứa da. Bên cạnh đó, mồ hôi tiết ra không thoát được ra ngoài dẫn tới tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn nước gần hậu môn gây ngứa rát.
- Vệ sinh hậu môn không sạch: Phân còn lưu lại ở hậu môn tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,... tích tụ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
- Vệ sinh quá sạch hoặc không đúng cách: Vệ sinh nhiều lần, dùng khăn và giấy lau mạnh khiến hậu môn trầy xước. Hậu môn ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn, khi bị trầy xước dễ phát triển thành viêm, gây ngứa.
- Mặc quần lót chật, quần ẩm: Khiến hậu môn bị ma sát và kích thích liên tục,... dẫn tới cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Ngoài ra, thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, uống nhiều chất kích thích,... cũng là nguyên nhân ngứa rát ngoài hậu môn.
>>Xem thêm: 15 tác nhân ngứa rát chảy máu hậu môn? 5 cách chữa ở nhà
2. Ngứa rát ngoài hậu môn do nguyên nhân bệnh lý
Ngứa rát bên ngoài hậu môn nếu do nguyên nhân bệnh lý gây ra, bệnh nhân tuyệt đối không được coi nhẹ, xem thường. Hầu hết những bệnh lý chúng tôi liệt kê dưới đây là bệnh phổ biến, chỉ cần kịp thời điều trị sẽ khắc phục hoàn toàn triệu chứng.
Bệnh trĩ
- Bệnh trĩ: Búi trĩ có thể kích thích trực tiếp cảm giác ngứa ngoài hậu môn. Ngoài ra, búi trĩ cũng khiến hậu môn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ngứa rát, viêm nhiễm.
- Bệnh nấm ngoài da: Là một loại nhiễm trùng do nấm, khiến vùng da ở gần hậu môn mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa, khó chịu.
- Viêm da dị ứng: Là tình trạng ngứa, khô da ở vùng mông.
- Rò hậu môn: Căn bệnh này khiến xung quanh hậu môn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển.
- Mụn rộp sinh dục: Do loại virus lây truyền qua đường tình dục gây ra. Khiến xung quanh hậu môn bị mẩn ngứa, còn ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục.
- Bệnh vảy nến: Là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào của da, khiến da vùng hậu môn sưng lên tạo thành các mảng đỏ hoặc vảy môn hoặc vảy khô kèm ngứa.
- Viêm nang lông ở mông: Hình thành trong các nang lông bị tắc nghẽn gây ra những nốt mụn đỏ kèm hiện tượng ngứa, hình thành mụn đầu trắng
- Nhiễm nấm da: Candida là loại nấm lây nhiễm cho da ở những khu vực ấm áp và ẩm ướt như hậu môn, mông,...
Ngứa hậu môn có nguy hiểm không?
Ngứa rát bên ngoài hậu môn cần được đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời, đúng cách. Việc chủ quan trong điều trị có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
- Ngứa hậu môn do bệnh lý như trĩ, rò hậu môn,... biến chứng có thể rất nguy hiểm. Ví dụ như ung thư hậu môn, ung thư trực tràng,...
- Nếu tình trạng ngứa ban đêm thường xuyên xảy ra có thể khiến người bệnh mất ngủ, khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới trầm cảm.
- Nếu ngứa da không được điều trị sớm, gãi nhiều gây viêm nhiễm, chảy mủ. Nặng hơn có thể dẫn tới hoại tử hậu môn.
- Viêm nhiễm hậu môn có thể lây lan khiến bệnh nhân bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới sức năng sinh sản của người bệnh.
Ngứa bên ngoài hậu môn điều trị như thế nào?
Ngứa rát bên ngoài hậu môn điều trị như thế nào? Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị ngứa ngoài hậu môn. Người bệnh có thể điều trị tại nhà, điều trị bằng thuốc bôi hoặc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa,...
1. Chữa ngứa hậu môn tại nhà do nguyên nhân sinh lý
Chữa ngứa hậu môn tại nhà do nguyên nhân sinh lý được nhiều bệnh nhân áp dụng. Các phương pháp này giúp người bệnh giảm được các cơn ngứa dữ dội một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn nên tham khảo.
Dầu dừa
- Dầu dừa: Được xem như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên tốt nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Bạn có thể dùng dầu dừa để bôi trực tiếp lên vùng da xung quanh hậu môn để chữa trị bệnh.
- Bột yến mạch: Đặc tính làm dịu da, giữ ẩm, chống viêm hiệu quả. Sử dụng bột yến mạch trộn thành dạng sệt, bôi lên vùng da quanh hậu môn hoặc hòa với nước để tắm.
- Mật ong: Nhờ đặc tính kháng khuẩn, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh chóng. Bạn hãy bôi một ít mật ong lên vùng da này.
- Trà hoa cúc: Làm giảm tình trạng viêm ngứa ở xung quanh hậu môn, nhanh chóng chữa lành vết thương. Uống trà hoa cúc mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng bệnh.
- Dầu cây trà: Tinh chất dầu được chiết xuất từ cây trà có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm,... vì vậy, khi bôi lên vùng ngứa sẽ giảm được triệu chứng.
- Nha đam: Nhờ tinh chất kháng khuẩn, khử trùng, chống viêm,... nha đam giúp vùng da bị tổn thương trở nên dịu nhẹ, giảm đau, ngứa.
>>Xem thêm: Ngứa gần hậu môn: 5 mẹo chữa ngứa tại nhà phổ biến
2. Ngứa rát hậu môn bôi thuốc gì hiệu quả?
Ngứa rát hậu môn bôi thuốc gì hiệu quả? Từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc:
- Thuốc kháng histamin: Nếu ngứa do dị ứng, ngứa dữ dội và ban đêm.
- Thuốc mỡ: Giúp làm dịu và nhanh hồi phục da.
- Corticosteroid: Thường là bước điều trị ban đầu hiệu quả. Đặc biệt thích hợp cho những trường hợp bị viêm da quanh hậu môn.
- Thuốc tê tại chỗ: Giúp giảm đau và ngứa tạm thời. Chúng bao gồm benzocaine, rượu benzyl, lidocaine và pramoxine.
- Thuốc co mạch: Giúp co thắt mạch máu để giảm sưng. Chúng bao gồm ephedrine sulfate và epinephrine.
- Chất làm se: Những hóa chất này thúc đẩy sự tổng hợp protein trong các tế bào, làm khô da và giúp giảm ngứa, rát và đau.
- Chất bảo vệ: Những chất tạo thành một rào cản vật lý bảo vệ da. Bao gồm gel nhôm hydroxit, bơ ca cao và glycerin.
- Keratolytics: Làm cho các lớp mô bên ngoài tan rã, cho phép các loại thuốc mỡ y tế thâm nhập vào các lớp da sâu hơn, tăng cao hiệu quả điều trị.
3. Trị ngứa bên ngoài hậu môn do nguyên nhân bệnh lý
Nếu tình trạng ngứa rát bên ngoài hậu môn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như trĩ, rò hậu môn,... Người bệnh cần điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Vì bài thuốc tại nhà hoặc thuốc bôi không thể chữa dứt điểm triệu chứng bệnh.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Phương pháp HCPT
Ưu điểm:
- Hạn chế đau đớn và chảy máu
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát lại rất thấp
- Vùng xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng mô lành tính xung quanh, không để lại sẹo xấu sau phẫu thuật,...
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Đội ngũ bác sĩ của phòng khám trực tiếp áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, có tâm với nghề,...
- Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam,...
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Nguyên Trưởng khoa phẫu thuật Bệnh viện Xanh-Pôn,...
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết ngứa rát bên ngoài hậu môn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Để biết thêm về kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II, người bệnh nhanh chóng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?