Rách hậu môn chảy máu là bệnh gì? Điều trị thế nào?
Bài viết có ích: 748 lượt bình chọn
Rách hậu môn chảy máu là hiện tượng khó chịu mà nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt. Hậu môn rách và chảy máu có thể xuất phát từ tiêu chảy, táo bón kéo dài. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Nếu không chủ động trong việc điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng bệnh nhân.
Rách hậu môn và chảy máu cảnh báo bệnh gì?
Rách hậu môn chảy máu cảnh báo bệnh gì? Tình trạng này có thể do rặn quá mạnh khi đại tiện, cũng có thể do người bệnh mặc quần lót quá chật, chất liệu thô cứng... Nếu do nguyên nhân này thì triệu chứng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Ngược lại, nếu đại tiện ra máu và rách hậu môn kéo dài. Không rõ nguyên nhân, triệu chứng ngày một nặng và nghiêm trọng,... rất có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở khu vực hậu môn – trực tràng.
1. Bệnh nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân: Người bệnh bị táo bón thường xuyên, cố rặn phân ra ngoài khi đại tiện. Điều này khiến rìa hậu môn hoặc ống hậu môn bị tổn thương, trầy xước, phù nề, sưng, nứt, chảy máu tươi...
Bệnh nứt kẽ hậu môn
Triệu chứng: Đau rát hậu môn, đặc biệt trong và sau đại tiện. Nứt kẽ hậu môn thường chảy máu tươi, máu có thể dính ở phân hoặc trên giấy vệ sinh, bệnh nhân ngứa quanh hậu môn....
Tác hại: Nứt kẽ hậu môn không điều trị sớm sẽ dẫn tới bệnh trĩ, áp xe hậu môn.
2. Bệnh polyp hậu môn
Khối polyp thực chất là những khối u lành tính. Chúng có dạng hình elip hoặc hình tròn có cuống, nằm trên niêm mạc ống trực tràng.
Các khối polyp bám vào thành đại tràng dẫn tới tình trạng buồn đại tiện, đi nhiều lần, chảy máu hậu môn.
Triệu chứng điển hình: Đại tiện ra máu, đau rát hậu môn,...
Tác hại: Dù bệnh lành tính nhưng khả năng rất cao có thể chuyển thành ung thư nếu điều trị muộn.
3. Bệnh trĩ
Trĩ hình thành do sự giãn quá mức của tĩnh mạch hậu môn, trực tràng.
Bệnh trĩ
Triệu chứng: Táo bón, đi đại tiện ra máu, cảm giác đau rát hậu môn. Bệnh trĩ giai đoạn đầu máu chảy ít, chỉ nhìn thấy trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân. Về sau, khi bệnh nặng, máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia.
Tác hại: Nếu không điều trị, bệnh trĩ dẫn tới thiếu máu, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ... Khi bệnh chuyển sang cấp độ 4, nguy cơ ung thư trực tràng rất cao.
Khuyến cáo: Bệnh nhân nên đi điều trị càng sớm càng tốt để giảm chi phí, an toàn, hiệu quả cao, đặc biệt tránh biến chứng gây nguy hiểm tính mạng.
Rách hậu môn kèm chảy máu nguy hiểm như thế nào?
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa, đang công tác tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Một số ít trường hợp rách hậu môn kèm chảy máu có thể tự lành sau vài ngày. Còn lại, phần lớn trường hợp rách hậu môn và chảy máu kéo dài. Nếu không được điều trị sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm khó lường. Đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt bệnh nhân”.
Vậy, rách hậu môn chảy máu nguy hiểm như thế nào?
- Nguy cơ mất máu, thiếu máu nghiêm trọng
Rách hậu môn kèm chảy máu khi đi đại tiện, người bệnh thấy máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Giai đoạn nặng, máu chảy thành giọt hoặc thành tia. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân mất nhiều máu, nguy cơ thiếu máu cao.
- Hoại tử và ung thư hậu môn
Nhiễm trùng hoặc áp xe do nứt hậu môn không được điều trị kịp thời. Nguy cơ chảy mủ, hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn... rất cao.
- Nhiễm trùng máu
Viêm nhiễm kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng máu. Có thể nói, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng máu rất cao.
Nhiễm trùng máu
- Viêm nhiễm xung quanh
Vi khuẩn có thể tấn công ngược lên đại tràng, gây viêm đường ruột, viêm trực tràng, suy thận và bộ phận liên quan. Nếu không được hỗ trợ kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
- Nhiễm trùng hậu môn
Khi rách hậu môn, vết rách dễ bị nhiễm trùng vì hậu môn là khu vực chứa nhiều vi khuẩn. Thêm nữa là chảy máu, tiết dịch ở vết rách khiến hậu môn luôn ẩm ướt, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Đại tiện không tự chủ
Khi vết rách hậu môn nhiễm trùng, ảnh hưởng cơ vòng hậu môn, người bệnh mất khả năng đại tiện tự chủ... Lúc này, phân rỉ ra ngoài gây nhiễm trùng, hôi thối.
Mẹo chữa nứt hậu môn chảy máu hiệu quả
Khi bị rách hậu môn chảy máu, cần điều trị như thế nào cho hiệu quả? Người bệnh nên chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín để được bác sĩ trực tiếp kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, cơ địa sức khỏe bệnh nhân... Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
1. Sử dụng thuốc (nội khoa)
Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn... Những loại thuốc này giúp giảm viêm nhiễm, giảm sưng đau. Đặc biệt, hạn chế lây lan sang khu vực lân cận.
Tuy nhiên, hầu hết thuốc tây y đều để lại tác dụng phụ không mong muốn. Thêm nữa, phương pháp này chỉ hỗ trợ áp dụng cho trường hợp triệu chứng ở mức độ nhẹ.
2. Điều trị bằng thủ thuật (ngoại khoa)
Khi triệu chứng rách hậu môn chảy máu xuất phát từ bệnh lý nặng, vết rách ăn sâu vào vùng da, bị viêm loét, không thể chữa trị bằng thuốc... người bệnh cần tiến hành thủ thuật ngoại khoa.
Người bệnh cần biết, mặc dù thủ thuật ngoại khoa truyền thống có chi phí rẻ, nhưng mức độ đau đớn nhiều, vết thương lâu lành, nguy cơ để lại sẹo và biến chứng rất cao...
Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng điều trị rách hậu môn kèm chảy máu bằng kỹ thuật ngoại khoa hiện đại. Có nhiều ưu điểm vượt trội so với kỹ thuật ngoại khoa truyền thống là: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Phương pháp HCPT điều trị rách hậu môn chảy máu hiệu quả
Nguyên lý hoạt động: Chiếu sóng cao tần đến vết rách để diệt khuẩn, giảm sưng viêm... Phương pháp này có những thế mạnh giúp người bệnh cảm thấy hài lòng:
- Thủ thuật diễn ra nhanh chóng, thời gian hồi phục cũng nhanh
- Là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh, không để lại sẹo xấu
- Hạn chế đau đớn và chảy máu trong quá trình diễn ra thủ thuật, đặc biệt khi điều trị bệnh trĩ.
- Kỹ thuật chỉ tác động lên vết rách, không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh
- Theo thống kê từ người bệnh, tỷ lệ tái phát và biến chứng chưa được ghi nhận
- Đặc biệt, thuốc đông y tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, nhuận tràng,...
Không chỉ có phương pháp điều trị hiệu quả, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng còn hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn, có trình độ, có năng lực,...
- Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam.
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Bác sĩ Nội trú tại Cộng hòa Pháp...
- Bác sĩ Lê Văn Minh: Hơn 30 năm kinh nghiệm công tác tại các đơn vị bệnh viện trong quân đội.
- Bác sĩ Đỗ Quang Thế: 40 năm kinh nghiệm công tác tại Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương. Bác sĩ Ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô
Như vậy, qua nội dung trong bài, mọi người đã biết thêm thông tin về rách hậu môn chảy máu xuất phát từ bệnh lý nào, mức độ nguy hiểm ra sao, cũng như cách điều trị hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh không tự ý điều trị tại nhà. Nên đi thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn liệu pháp thích hợp. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?