Nổi mụn nước ở hậu môn: Triệu chứng nhận biết và chữa trị

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 789 lượt bình chọn

Nổi mụn nước ở hậu môn cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào? Hiện tượng này có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì thế, bệnh nhân cần tìm hiểu cặn kẽ các tác nhân gây ra. Để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Nổi bọng nước nên điều trị bằng thuốc hay ngoại khoa? 

Nguyên nhân nổi bọng nước ở hậu môn

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nổi mụn nước ở hậu môn? Mụn nước có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thậm chí hậu môn. Dưới đây là một số yếu tố có thể khiến hậu môn nổi mụn nước. 

Nổi mụn nước ở hậu môn

Nổi mụn nước ở hậu môn

  • Di truyền: Hiện tượng nổi mụn nước hay các loại mụn khác có thể mang tính chất di truyền.
  • Quá nhiều mồ hôi: Khiến lượng mồ hôi dư thừa, độ ẩm bị giữ lại ở da xung quanh hậu môn, dẫn đến mụn.
  • Nhiễm vi khuẩn: Hậu môn là nơi phân đi ra khỏi cơ thể. Do đó, bộ phận này chứa rất nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, các hoạt động tình dục, đặc biệt là tình dục thông qua hậu môn có thể làm tăng số lượng vi khuẩn.
  • Thay đổi hormone: Độ tuổi dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt,... có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Khiến tuyến dầu hoạt động mạnh và gây ra mụn. Ngoài ra, căng thẳng, stress,... cũng có thể thay đổi nồng độ hormone.
  • Da bị kích thích: Quần áo quá chật, bó sát, sử dụng các loại nước hoa vùng kín,... có thể gây kích ứng, đổ mồ hôi, tăng độ ẩm và gây mụn ở hậu môn.
  • Vệ sinh kém: Không giữ gìn vệ sinh hậu môn hoặc vệ sinh không sạch có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn ở hậu môn.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc sữa,... có thể làm tăng nguy cơ mụn nhọt, bao gồm cả mụn ở hậu môn.

Nổi mụn xung quanh hậu môn cảnh báo bệnh gì?

Nổi mụn nước ở hậu môn cảnh báo bệnh gì? Hậu môn bị nổi mụn có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Nắm rõ từng bệnh lý giúp việc điều trị diễn ra thuận lợn, dễ dàng hơn.

1. Nổi mụn cạnh hậu môn do áp xe hậu môn

Mụn ở hậu môn do tích tụ bã nhờn, tế bào da chết, vi khuẩn,... gây tắc nghẽn lỗ chân lông trên bề mặt da ở hậu môn. Thông thường, mụn ở hậu môn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu mụn hình thành sâu trong da, mụn có thể phát triển thành áp-xe.

Áp xe hậu môn là một bệnh nhiễm trùng. Hình thành các ổ áp-xe chứa mủ sâu bên dưới da. Áp xe khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi, chảy dịch trực tràng, sốt,... 

>>Xem thêm: Hậu môn sưng đỏ cẩn thận polyp và apxe hậu môn

2. Nổi hột ở hậu môn cảnh báo bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn và trực tràng dưới. Triệu chứng điển hình:

  • Hậu môn ngứa
  • Hậu môn bị kích thích và đau
  • Xuất hiện khối u sần, sưng đau ở gần lỗ hậu môn
  • Rò rỉ phân
  • Có máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh

Trĩ là bệnh phổ biến, gây đau nhưng ít khi nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, một số trường hợp búi trĩ quá lớn có thể dẫn đến các triệu chứng thiếu máu, da tái nhợt hoặc ngất xỉu.

3. Hậu môn nổi mụn thịt do mụn nhọt

Mụn nhọt là một túi da nhỏ bị tắc nghẽn do bã nhờn và các tế bào da chết. Nếu mụn nhọt bị nhiễm trùng có thể dẫn đến u nang, áp xe gây đau đớn.

Mụn thịt hậu môn

Mụn thịt hậu môn

Mụn nhọt hậu môn và u nang hậu môn thường hình thành ở gần đỉnh mông thay vì ở xung quanh hậu lỗ hậu môn. Điều này có thể dẫn đến khó khi ngồi, mặc quần áo hoặc đi đại tiện.

4. Nổi cục ở hậu môn do mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục thường do virus gây ra, có thể chảy dịch, lở loét,... kèm các triệu chứng:

  • Ở nam giới: Xuất hiện mụn nước ở thân dương vật, bìu, mông hoặc xung quanh lỗ hậu môn,... (đặc biệt là nam giới quan hệ tình dục qua đường hậu môn).
  • Ở nữ giới: Mụn nước hình thành ở xung quanh âm đạo, âm hộ, hậu môn và mông,...

5. Nổi mụn ở hậu môn không đau do mụn cóc 

Mụn cóc ở người thường do virus HPV gây ra. Mụn cóc hình thành từ các nốt mụn rất nhỏ, phát triển từ từ, lớn dần và bao phủ phần lớn lỗ hậu môn.

Bình thường, mụn cóc không gây khó chịu, không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu mụn cóc phát triển đủ lớn có thể gây ngứa, chảy máu hoặc rò rỉ dịch hậu môn. Nếu mụn cóc phe phủ lỗ hậu môn, người bệnh có thể cảm thấy giống như có khối u hình thành ở lỗ hậu môn.

6. Nổi mụn ngứa ở hậu môn do u mềm lây

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da có thể khiến hậu môn nổi mụn. Thông thường, u mềm không đau, lành tính, tự biến mất và hiếm khi để lại sẹo. Một số trường hợp, u mềm có thể tồn tại từ 2 tháng đến 4 năm.

7. Nổi mụn ở hậu môn do ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn hình thành do tế bào ung thư phát triển bên trong mô hậu môn. Triệu chứng điển hình như đau hậu môn, đau xung quanh trực tràng, hình thành khối u xung quanh lỗ hậu môn. Khối u có thể đau, ngứa, chứa mủ.

Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn có thể ở dạng lành tính hoặc ác tính. Các tế bào ung thư có thể lây lan sang các bộ phận khác và biến chứng theo thời gian. Chính vì thế, việc sàng lọc ung thư định kỳ là cách tốt nhất phòng ngừa, điều trị sớm ung thư. 

Cách trị mụn nhọt ở hậu môn hiệu quả

Cách điều trị nổi mụn nước ở hậu môn hiệu quả? Hậu môn nổi mụn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hoặc đơn giản là nốt mụn thông thường. Cách tốt nhất để xử lý phù hợp là đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám - điều trị. 

1. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Nếu các nốt mụn ở hậu môn không có khả năng gây nguy hiểm. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc tại nhà. Một số bước vệ sinh hậu môn phổ biến:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước và lau kỹ hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Vệ sinh hậu môn, mông,... 2 lần/ngày bằng nước ấm.
  • Mặc đồ lót bằng cotton hoặc các loại vải có nguồn gốc tự nhiên.
  • Không mặc đồ lót bị ẩm, ướt. Tắm hoặc thay quần áo ngay lập tức khi bị ướt hoặc sau khi đi bơi.

Kết luận: Thực hiện các biện pháp chăm sóc và vệ sinh hậu môn tại nhà đúng cách giúp nốt mụn tự cải thiện. Tuyệt đối không tự ý nặn, ngoáy hoặc phá vỡ cấu trúc mụn khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu nốt mụn không tự cải thiện, cần đến địa chỉ y tế uy tín để được tư vấn, điều trị.

>>Xem thêm: Đa polyp hậu môn: Mức độ nguy hiểm và cách chữa triệt để

2. Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc có thể cải thiện tình trạng hậu môn nổi mụn, bao gồm:

  • Retinoids đường uống: Có nguồn gốc từ vitamin A, bao gồm Soriatane. Loại thuốc này thường được chỉ định điều trị mụn ở hậu môn. Ngoài ra, thuốc cũng được kê cho các bệnh ngoài da khác như vảy nến.
  • Benzoyl peroxide: Có sẵn ở dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ thoa ngoài da. Thuốc có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhọt. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ về rủi ro và độ an toàn khi sử dụng ở hậu môn.
  • Axit salicylic: Thuộc nhiều dạng bào chế như xà phòng, thuốc mỡ, kem, miếng lót hậu môn,... Loại thuốc này thường được chỉ định cho trường hợp bị mụn trứng cá, mụn cóc, vảy nến, bệnh ngoài da khác,...

Thuốc Benzoyl peroxide

Thuốc Benzoyl peroxide

Lưu ý: Có một số thuốc điều trị mụn ở hậu môn có sẵn không cần kê đơn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn hoặc chỉ định từ bác sĩ. Vì có nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, làm bào mòn da.

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng điều trị mụn ở hậu môn bằng phương pháp đông - tây kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, viba). Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế đau đớn, giảm thiểu máu chảy, tiêu viêm, không tái phát, không biến chứng, không ảnh hưởng mô lành tính lân cận,...

Nổi mụn nước ở hậu môn thường có xu hướng tự cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh vùng kín đúng cách. Tuy nhiên, nếu mụn không tự khỏi, thậm chí là có biểu hiện nặng thêm, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để điều trị. Mọi chi tiết cần giải đáp vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối