Bị đau nhói ở hậu môn khi ngồi: Được phép chủ quan không?
Bài viết có ích: 789 lượt bình chọn
Bị đau nhói ở hậu môn khi ngồi là hiện tượng tương đối phổ biến. Hầu hết các tác nhân đều lành tính, không nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này thường gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống bệnh nhân. Tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hiện tượng đau nhói ở hậu môn khi ngồi do đâu?
Hiện tượng bị đau nhói ở hậu môn khi ngồi do đâu? Thực tế, rất khó để xác định tác nhân gây đau hậu môn khi ngồi. Tuy nhiên, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên khoa II ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết, tình trạng này thường liên quan đến:
Bị đau nhói ở hậu môn
1. Ngồi nhiều đau hậu môn do chấn thương
Chấn thương hậu môn, mông hoặc vùng lân cận có thể làm tổn thương cơ, xương, dây thần kinh ở hậu môn,... Điều này dẫn đến một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ hậu môn khi ngồi, nằm hoặc thay đổi tư thế.
Chấn thương hậu môn thường gặp trong hoạt động thể thao như bóng đá, trượt ván, trượt patin hoặc thể dục dụng cụ,...
>>Xem thêm: 7 nguyên nhân căng tức hậu môn và cách chữa tại nhà
Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng, cơn đau có thể tỏa ra từ hậu môn đến lưng dưới. Đôi khi bệnh nhân có thể nhận thấy những vết bầm tím trên mông.
Chấn thương nhẹ có thể tự cải thiện và không dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện khi:
- Cơn đau ở hậu môn diễn ra thường xuyên, liên tục, có xu hướng nghiêm trọng hơn
- Đau đến mức không thể ngồi, đứng hay thực hiện sinh hoạt cơ bản
- Mất cảm giác ở lưng dưới hoặc ở chân
2. Đau nhói bụng dưới và hậu môn – Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc da hoặc mô mềm ở hậu môn bị rách hoặc tổn thương. Táo bón và căng thẳng khi đại tiện là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nứt ở hậu môn.
Triệu chứng điển hình:
- Đau đột ngột ở bên trong hoặc xung quanh hậu môn khi ngồi, di chuyển hoặc khi đại tiện
- Chảy máu từ hậu môn, trực tràng, khi có ma sát hoặc lau hậu môn
- Cơn đau hậu môn kéo dài hàng giờ sau khi đại tiện
Nứt hậu môn đôi khi không nguy hiểm, có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hoặc khiến người bệnh không thể ngồi, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
3. Thỉnh thoảng bị đau nhói ở hậu môn – Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại dẫn đến sưng các mạch máu ở niêm mạc hậu môn. Cơn đau do trĩ thường nghiêm trọng khi ngồi xuống. Nếu không có đệm hoặc gối mềm, người bệnh khi ngồi sẽ cảm thấy không thoải mái.
Bệnh trĩ ngoại
Triệu chứng điển hình:
- Đau khi đại tiện
- Táo bón
- Căng thẳng, áp lực khi đại tiện
- Gây ra các nốt u sần dẫn đến đau và chảy máu hậu môn khi ngồi
4. Đau quặn hậu môn là bệnh gì – Áp xe hậu môn
Áp-xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng khiến một số tuyến ở hậu môn bị tắc. Nếu để lâu chất thải, vi khuẩn tích tụ sẽ tạo thành mủ, gây ra ổ áp-xe.
Triệu chứng điển hình:
- Đau đớn ở hậu môn, đặc biệt khi ngồi hoặc khi va chạm ổ áp-xe
- Sưng hậu môn hoặc xung quanh hậu môn
- Sốt nhẹ
Ngoài ra, viêm hậu môn, nhiễm trùng tuyến hậu môn, phân, vi khuẩn, sự xâm nhập của vật lạ hoặc bệnh lý viêm đại tràng,... đều tăng nguy cơ áp-xe hậu môn.
5. Đau nhói hậu môn khi mang thai – Viêm hậu môn
Viêm hậu môn là dạng viêm niêm mạc hậu môn phổ biến. Thường được chẩn đoán nhầm thành bệnh trĩ. Viêm hậu môn không nguy hiểm tính mạng. Hầu hết do tác dụng liên quan đến chế độ ăn nhiều axit, tiêu chảy mãn tính hoặc dùng sức quá mạnh khi đại tiện,...
>>Xem thêm: Đau thốn vùng hậu môn nguy hiểm không? [5 địa chỉ chữa uy tín]
Viêm hậu môn
Triệu chứng điển hình:
- Đau hậu môn, đau khi ngồi hoặc khi hậu môn gặp áp lực lớn
- Chảy máu hoặc máu dính lên giấy vệ sinh
Kết luận: Ngoài ra, đau hậu môn khi ngồi còn liên quan đến việc quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Chèn ép dương vật, ngón tay hoặc dụng cụ tình dục vào hậu môn,... có thể dẫn đến tổn thương, rách hậu môn.
Hoặc một số bệnh lý dẫn đến đau hậu môn khi ngồi lâu như:
- Viêm đại tràng
- Viêm niêm mạc trực tràng hoặc loét trực tràng
- Bệnh Crohn
- Hội chứng co thắt cơ bao quanh hậu môn
- Viêm ruột thừa nghiêm trọng
- Tụ máu quanh hậu môn
- Ung thư hậu môn
Xử lý đau nhói hậu môn khi ngồi tại nhà
Bị đau nhói ở hậu môn khi ngồi xử lý như thế nào? Trong một số trường hợp, đau hậu môn khi ngồi lâu có thể được cải thiện tại nhà. Một số biện pháp xử lý phổ biến là:
- Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm với thuốc hoặc muối sát trùng. Mỗi ngày có thể ngâm 2 – 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút.
- Chườm đá lạnh vào hậu môn để hạn chế cơn đau. Người bệnh có thể chườm đá 3 – 4 lần/ngày, 20 phút/lần. Hãy bọc đá trong túi vải để tránh bỏng lạnh da hậu môn.
- Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ không kê đơn để cải thiện cơn đau. Các loại kem bôi hậu môn như Lidocaine hoặc Cortisone,... có tác dụng giảm đau, tăng quá trình chữa lành da bị kích thích.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giảm đau hậu môn tạm thời.
Đau nhói ở hậu môn khi nào đi khám bác sĩ?
Bị đau nhói ở hậu môn khi nào đi khám bác sĩ? Các cơn đau ở hậu môn khi ngồi có thể trở nên nghiêm trọng hoặc là triệu chứng cảnh báo bệnh hậu môn khác. Chính vì thế, bệnh nhân hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng:
Sốt cao
- Chảy máu trực tràng hậu môn liên tục, người bệnh cảm thấy ớn lạnh, chóng mặt, ngất xỉu
- Tiết dịch nhầy, mủ ở hậu môn
- Cơn đau khiến người bệnh không thể ngồi, không thể di chuyển và đại tiện
- Sốt cao
- Có biểu hiện mất nước
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị cụ thể.
- Nếu đau hậu môn do trĩ ngoại, nứt kẽ hậu môn, áp-xe hậu môn,... bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp cũ: giảm thiểu đau đớn, hạn chế chảy máu, không tái phát, không biến chứng, không để lại sẹo xấu sau phẫu thuật,...
Cách phòng ngừa đau tức hậu môn khi ngồi
Bị đau nhói ở hậu môn khi ngồi phòng ngừa bằng cách nào? Có một thực tế bệnh nhân cần hiểu, đôi khi các biện pháp phòng ngừa có thể không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh có thể làm giảm các rủi ro đau hậu môn khi ngồi bằng cách:
- Uống đủ nước, từ 1.5 – 2 lít nước/ngày tùy thuộc vào nhu cầu của từng người
- Ngồi thẳng lưng và giữ cho đầu gối cong 90 độ.
- Đứng dậy, hoạt động và đi bộ khoảng 30 – 50 phút mỗi ngày. Điều này hỗ trợ làm giảm áp lực lên hậu môn và các dây thần kinh hậu môn.
- Không nên căng thẳng khi đại tiện, không ngồi vệ sinh quá lâu
- Ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây tươi
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để ngăn ngừa ẩm ướt, kích ứng hậu môn
- Rửa hậu môn bằng nước thay vì sử dụng giấy vệ sinh. Tránh sử dụng giấy vệ sinh thô có thể làm tổn thương da hậu môn, dẫn đến nhiễm trùng
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi chơi các môn thể thao, đi xe đạp, cưỡi ngựa,...
Thông thường, bị đau nhói ở hậu môn khi ngồi có thể được cải thiện tại nhà một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn một vài ngày hoặc kèm theo triệu chứng khác, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?