Đau quặn hậu môn: 8 nguyên nhân và 6 cách chữa tại nhà
Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn
Đau quặn hậu môn là triệu chứng nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, hiện tượng này cảnh báo bệnh gì không phải ai cũng biết. Hãy tìm hiểu nội dung dưới đây để biết nguyên nhân và phương pháp điều trị tại nhà có thật sự hiệu quả để phòng tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.
8 nguyên nhân gây đau thốn vùng hậu môn
Rất nhiều người lo lắng về cảm giác đau quặn hậu môn. Thực tế, sống chung với đau hậu môn được ví như đang ngồi trên một chiếc giường chông gai. Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên khoa II ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cho chúng ta biết về những nguyên nhân hàng đầu gây đau hậu môn.
Đau quặn hậu môn
1. Đau hậu môn khi ngồi do rò hậu môn
Rò hậu môn là do nhiễm trùng ở tuyến hậu môn, xảy ra sau khi có áp-xe hậu môn. Ngoài đau hậu môn, các biểu hiện đi kèm như chảy máu, chảy mủ từ hậu môn,... Trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần phẫu thuật để hút mủ.
2. Đau hậu môn khi đi đại tiện do nứt hậu môn
Táo bón mãn tính là nguyên nhân gây nứt hậu môn, còn gọi là vết rách nhỏ ở lỗ hậu môn. Hiện tượng này do căng thẳng quá mức hoặc đại tiện phân cứng.
Trong hầu hết trường hợp, biểu hiện đau, ngứa, chảy máu trong và sau khi phân đi qua hậu môn sẽ thuyên giảm trong 2 – 3 tuần. Nếu tình trạng này không thuyên giảm dù đang điều trị bằng thuốc có thể cần thay đổi phương pháp điều trị bằng phẫu thuật.
3. Đau tức hậu môn là bệnh gì – Bệnh trĩ
Bệnh trĩ khiến tĩnh mạch bị sưng ở vùng trực tràng và hậu môn. Cũng giống như nứt hậu môn, trĩ xảy ra do táo bón, tiêu chảy, căng quá mức và mang thai. Trĩ là nguyên nhân phổ biến nhất của đau và ngứa hậu môn.
4. Đau nhói bụng dưới và hậu môn – Bệnh lậu
Lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục và ở hầu hết các trường hợp, bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lậu có thể gây nhiễm trùng hậu môn ở cả nam và nữ. Các triệu chứng bao gồm đau và chảy máu khi rặn lúc đại tiện cùng với tiết dịch và ngứa hậu môn.
5. Đau quặn hậu môn
Đau quặn hậu môn là một bệnh gây ra các cơn đau trực tràng liên tục mà bệnh nhân mô tả là cơn đau nhói và đâm xuống hậu môn. Bệnh nhân có thể bị đau hậu môn vào ban đêm hoặc ban ngày kéo dài đến 30 phút và sau đó thuyên giảm.
6. Đau bụng dưới và đau thúc xuống hậu môn - Bệnh viêm ruột
Các bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn được biết là gây đau hậu môn. Các biểu hiện khác của bệnh viêm ruột bao gồm đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí chảy máu trực tràng.
Bệnh viêm ruột
7. Đau hậu môn khi đến tháng nghi ngờ viêm trực tràng
Viêm trực tràng là tình trạng viêm nhiễm nặng tại trực tràng và hậu môn. Căn bệnh lây truyền chính qua quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm do bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng,...
Triệu chứng điển hình: Đau hậu môn, tiêu chảy, chảy máu và chất nhầy trong phân,...
8. Đau nhói hậu môn do ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh chết người này là do quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, do virus HPV,...
Triệu chứng điển hình: Một khối u ở hậu môn, thay đổi thói quen đại tiện, đau hậu môn, sưng nề, tiết dịch từ hậu môn,...
Tổng hợp 6 cách điều trị đau hậu môn tại nhà
Đau quặn hậu môn không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh nhẹ, ngoài việc điều trị bằng biện pháp y tế. Việc áp dụng các mẹo dân gian tại nhà cũng là cách tốt. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc “cây nhà lá vườn” dưới đây.
1. Dùng lá mồng tơi
Cách thực hiện: Lá mồng tơi tươi, rửa sạch, để ráo rồi giã nát. Cho khoảng 4 – 5 thìa nước lọc, khuấy đều, đắp lên vùng da bị bệnh. Giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Trước khi đắp thuốc, bệnh nhân cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Thực hiện liên tục 10 – 15 ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
>>Xem thêm: Hiện tượng mót rặn không đi được: Nguyên nhân, cách xử lý
2. Cách chữa bằng tinh dầu oải hương
Tác dụng: Dưỡng da, chống lão hóa, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm đau, kháng viêm, giúp vết thương nhanh lành,...
Tinh dầu oải hương
Cách thực hiện: Lấy một cái chậu, cho lượng vừa đủ tinh dầu oải hương vào. Tiếp theo, đổ nước ấm vào. Sau đó ngâm hậu môn vào chậu nước. Ngâm khoảng 20 – 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Trước khi thực hiện hãy vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Kiên trì áp dụng khoảng 7 – 10 ngày.
3. Xông hơi tỏi
Tác dụng: Kháng viêm, sát khuẩn, giúp vết thương nhanh lành
Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 1 – 2 củ tỏi ta, bóc vỏ rồi giã nát. Cho vào nồi đun sôi với 1 bát nước trong thời gian 3 phút. Sau đó vệ sinh hậu môn sạch sẽ và ngồi xông. Cuối cùng rửa lại hậu môn với nước.
4. Điều trị bằng bài thuốc từ lá vông
Tác dụng: Ức chế thần kinh trung ương, sát trùng, tiêu độc, giảm đau, kích thích lên da non,...
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá vông tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 5 – 7 phút để tiêu diệt vi khuẩn bám trên lá.
- Sau đó vớt ra để ráo rồi giã nát.
- Rửa sạch hậu môn, đem thuốc vừa giã đắp vào hậu môn
- Giữ nguyên khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Kiên trì thực hiện trong thời gian 2 – 3 tuần
5. Dầu oliu
Tác dụng: Kháng viêm, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Dầu oliu chứa hàm lượng lớn vitamin E, loại vitamin có khả năng kích thích quá trình hình thành da non, giúp vết thương nhanh lành,...
Cách thực hiện:
- Để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân nên kết hợp dầu oliu với sáp ong, mật ong.
- Tất cả nguyên liệu trên trộn đều với nhau, cho vào nồi đun sôi.
- Khi hỗn hợp sôi và tan ra hoàn toàn thì tắt bếp, để nguội.
- Sử dụng như loại kem bôi ngoài, thoa lên hậu môn
6. Cách điều trị bằng nha đam
Tác dụng: Nha đam có tính mát, kháng viêm, sát khuẩn, giảm cơn đau,...
Nha đam
Cách thực hiện: Lấy bẹ nha đam tươi gọt bỏ ngoài, thu phần gel. Dùng phần gel nha đam để đắp lên hậu môn.
Cách điều trị đau hậu môn triệt để
Đau quặn hậu môn điều trị tại nhà cần lưu ý vấn đề gì? Áp dụng bài thuốc “cây nhà lá vườn” được cho là biện pháp an toàn, ít tác dụng phụ, có nguồn gốc tự nhiên, chi phí rẻ,...
Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian này không mang lại tác dụng nhanh. Đòi hỏi bệnh nhân phải áp dụng trong thời gian dài. Chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh đã chuyển sang mãn tính, nên đi khám để được tư vấn cách điều trị.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị đau hậu môn bằng phương pháp tân tiến, hiện đại. Mang lại hiệu quả cao, nhận được sự quan tâm, tin tưởng của bệnh nhân, sự đánh giá cao của giới chuyên môn.
Phương pháp HCPT
- Trường hợp đau hậu môn do bệnh trĩ, polyp, ap-xe,... điều trị theo phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
- Trường hợp đau hậu môn do bệnh lậu, điều trị theo phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, viba,...)
Ưu điểm của phương pháp: hạn chế đau đớn, giảm thiểu chảy máu, tiêu viêm, không để lại sẹo xấu, không tái phát, không biến chứng,... Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Trên đây là 8 nguyên nhân và 6 cách chữa đau quặn hậu môn tại nhà. Hiện tượng đau đớn hậu môn không chỉ gây phiền toái cho bệnh nhân, còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Do đó, tham khảo cách điều trị triệt để bằng việc liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?