Đau thắt vùng hậu môn khi đại tiện có phải bệnh trĩ không?
Bài viết có ích: 892 lượt bình chọn
Đau thắt vùng hậu môn khi đại tiện là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ. Ngoài ra, hiện tượng này có thể khởi phát do một số tác nhân thường gặp như táo bón, tiêu chảy kéo dài,...
Hỏi: “Chào bác sĩ! Cháu năm nay 21 tuổi, thời gian gần đây, mỗi lần đại tiện cháu cảm nhận hậu môn của mình đau rát. Cháu hoang mang không biết tình trạng này cảnh báo bệnh gì? Có phải bệnh trĩ không? Có thể khắc phục được tại nhà không? Rất mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Cháu cảm ơn!”
(Bạn Ngô Minh T. 21 tuổi, Hà Nội)
Đau thốn vùng hậu môn khi đại tiện có phải bệnh trĩ?
Đau thắt vùng hậu môn khi đại tiện có phải bệnh trĩ không là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Mỗi lần đại tiện đau hậu môn là do phân ma sát và kích thích lên niêm mạc, dẫn đến đau rát, khó chịu. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là bệnh trĩ.
Đau thắt vùng hậu môn
Bệnh trĩ hình thành khi tĩnh mạch bên trong hậu môn - trực tràng chịu áp lực lớn. Dẫn đến tình trạng phình giãn, tạo thành cấu trúc hình búi. Búi trĩ sưng to có thể ma sát với phân trong quá trình đại tiện, gây ra hiện tượng đau rát.
Trường hợp bị táo bón, hoạt động bài tiết chất thải có thể tăng áp lực lên tĩnh mạch, gây xuất huyết búi trĩ. Bệnh nhân mỗi lần đại tiện sẽ nhận thấy máu tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh.
5 nguyên nhân khác gây đau quặn hậu môn
Như vậy, đau thắt vùng hậu môn khi đại tiện ngoài nguyên nhân bệnh trĩ, còn do 5 nguyên nhân phổ biến như táo bón, nứt kẽ hậu môn, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, tiêu chảy kéo dài,...
>>Xem thêm: Đau bụng dưới thúc xuống hậu môn khi mang thai [Giải mã tác nhân]
1. Đau hậu môn khi đi đại tiện do táo bón
Nguyên nhân: Táo bón thường gặp ở người có chế độ ăn thiếu chất xơ, ít uống nước, hay nhịn tiểu, sử dụng thuốc kháng sinh dài hạn, lạm dụng rượu bia, ăn thực phẩm cay nóng,...
Khi bị táo bón, phân cứng và rắn hơn bình thường. Phân có thể kích thích nên niêm mạc hậu môn, phát sinh triệu chứng đau rát. Ngoài ra, táo bón còn gây ra một số biểu hiện đi kèm như đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, máu lẫn phân, phân màu đen, vón cục, bụng đầy chướng,...
2. Đau hậu môn khi ngồi do nứt kẽ hậu môn
Đau hậu môn khi ngồi cảnh báo nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân nứt kẽ là do hệ quả của táo bón kéo dài. Bệnh xảy ra khi niêm mạc hậu môn bị khô căng, xuất hiện vết rách.
Khi đại tiện, cơ vòng hậu môn phải giãn rộng nhằm đào thải phân ra ngoài. Tuy nhiên, hoạt động này có thể kéo giãn vết nứt, gây đau rát, chảy máu,...
3. Đau quặn hậu môn là bệnh gì – Áp xe hậu môn
Áp-xe hậu môn là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở hậu môn. Tình trạng này làm xuất hiện ổ mủ ở bên trong niêm mạc hoặc vùng da xung quanh hậu môn.
Áp-xe khiến hậu môn sưng nóng, đau rát, mức độ đau có thể tăng lên khi vận động mạnh hoặc khi đại tiện.
Áp xe hậu môn
Áp-xe hậu môn hình thành do hệ quả của nứt kẽ hậu môn không được điều trị hoặc do quan hệ bằng đường hậu môn, suy giảm hệ miễn dịch, vệ sinh hậu môn không sạch,...
4. Đau tức hậu môn là bệnh gì – Rò hậu môn
Rò hậu môn là biến chứng từ áp-xe hậu môn bị vỡ, làm xuất hiện cấu trúc đường rò bên trong niêm mạc. Rò hậu môn thường gây đau, sưng nóng, chảy dịch mủ ở xung quanh lỗ rò.
5. Bị đau nhói ở hậu môn do tiêu chảy kéo dài
Bị đau nhói ở hậu môn có thể do tiêu chảy kéo dài. Đối với trường hợp này, tần suất đi đại tiện có thể tăng lên bất thường (5 – 10 lần/ngày).
Tần suất đào thải phân quá dày có thể kích thích niêm mạc hậu môn, gây đau đớn. Bệnh thường gặp ở người ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm bẩn, hải sản,...
Ngồi nhiều đau hậu môn và cách khắc phục
Đau thắt vùng hậu môn khi đại tiện khắc phục bằng cách nào? Tình trạng này khiến bệnh nhân có cảm giác sợ đại tiện. Hơn nữa, triệu chứng kéo dài tăng nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh lý mãn tính. Vì thế, cần thực hiện ngay lập tức các biện pháp xử lý kịp thời.
1. Thay đổi thói quen ăn uống khi đau hậu môn
Đa số bệnh lý gây đau rát hậu môn khi đại tiện đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống không lành mạnh, không khoa học. Vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng, cần thiết lập chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Uống nhiều nước
- Nên ăn thực phẩm được nấu chín và đun sôi. Hạn chế ăn thực phẩm tươi sống, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, an toàn.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, lựa chọn trái cây tươi, rau tươi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hạn chế táo bón.
- Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Lưu ý ăn 1 hộp/ngày để giảm các triệu chứng rối loạn đại tiện
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, sữa, các loại đậu,...
- Ăn đúng giờ và đủ bữa để ổn định hoạt động tiêu hóa, bài tiết
- Kiêng rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, trà đặc. Các thức uống này có thể khiến cơ thể dễ mất nước, khiến phân khô cứng hơn mức bình thường.
2. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học khi đau thắt hậu môn
Ngoài chế độ dinh dưỡng, hiện tượng đau thắt vùng hậu môn còn bị chi phối bởi thói quen sinh hoạt. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học giúp bạn hạn chế hiện tượng táo bón, giảm đau rát hậu môn.
- Nên vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu. Nhịn đại tiện có thể kéo dài thời gian phân ở bên trong đường ruột. Dần dần phân chuyển sang trạng thái khô cứng, tăng nguy cơ táo bón.
- Tập thói quen đại tiện vào một khung giờ nhất định. Thói quen này giúp ổn định hoạt động bài tiết của đường ruột, giảm tình trạng rối loạn đại tiện.
- Hạn chế ngồi, đứng quá nhiều hoặc mang vác vật nặng. Các hoạt động này có thể tăng áp lực lên hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,...
- Ngâm rửa hậu môn hàng ngày để làm mềm niêm mạc, giảm ngứa, hạn chế khô rát hậu môn
- Mặc quần lót thoải mái, chất liệu cotton để hạn chế ma sát với vết nứt hậu môn
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục bằng đường hậu môn khi cơ quan này đang bị tổn thương
- Hạn chế căng thẳng thần kinh kéo dài
- Kiểm soát cân nặng bằng cách tập luyện thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý và ngủ nghỉ đúng giờ.
4. Áp dụng mẹo chữa tại nhà khi đau rát hậu môn
Ngoài chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,... việc áp dụng mẹo chữa tại nhà dưới đây khi đau rát hậu môn lúc đại tiện cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm.
>>Xem thêm: Cách chữa mụn thịt ở hậu môn tại nhà có hiệu quả không?
- Chườm lạnh: Nếu hậu môn đau rát kèm hiện tượng sưng nóng, người bệnh có thể chườm lạnh lên khu vực này để cải thiện. Nhiệt độ từ đá lạnh có thể làm co mạch, hạn chế tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm hiện tượng viêm nhiễm.
- Thoa dầu dừa: Trường hợp hậu môn bị đau rát do nứt nẻ, bạn có thể thoa dầu dừa 2 lần/ngày giúp làm ẩm vùng da này. Hơn nữa, các acid béo trong dầu dừa còn hỗ trợ hồi phục vết nứt, ngăn chặn viêm nhiễm.
- Đắp lá diếp cá: Thành phần Quercetin trong lá diếp cá có tác dụng bảo vệ thành mạch, giảm sung huyết. Giã nhỏ và đắp lá diếp cá lên hậu môn có tác dụng giảm đau nhức, sưng nóng, ngứa do bệnh trĩ gây ra.
- Ngâm nước muối ấm: Hậu môn bị đau rát do tiêu chảy và táo bón, người bệnh có thể ngâm với nước muối ấm để làm dịu vùng da bị kích thích.
4. Điều trị đau thốn hậu môn bằng ngoại khoa
Đau thốn hậu môn khi đại tiện là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện khi thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt,... người bệnh nên tiến hành thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị tích cực hơn.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng điều trị đau thốn hậu môn do bệnh trĩ, apxe, polyp, nứt kẽ hậu môn,... bằng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Phương pháp HCPT
Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống:
- Hạn chế đau đớn
- Giảm thiểu chảy máu
- Không tái phát, không biến chứng
- Không ảnh hưởng mô lành tính lân cận
- Không để lại sẹo xấu
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Như vậy, đau thắt vùng hậu môn khi đại tiện rất có thể là bệnh trĩ, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, thậm chí ung thư hậu môn,... Vì thế, nắm rõ biện pháp điều trị là cách tốt nhất giúp người xử lý kịp thời. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?